CHA MẸ CẦN LƯU Ý GÌ KHI TẬP CHO TRẺ ĂN TÔM

Bé mấy tháng ăn được tôm? Cha mẹ cần lưu ý gì khi tập cho trẻ ăn tôm? Trong bài viết này, DinoGPT sẽ cùng bạn đi tìm lời đáp cho vấn đề “Trẻ mấy tháng ăn được tôm?” và cách bổ sung tôm cho bé trong độ tuổi ăn dặm như thế nào là an toàn, hợp lý. 

Giá trị dinh dưỡng có trong tôm

Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc bé mấy tháng ăn được tôm, cha mẹ cần hiểu rõ vấn đề trẻ ăn tôm có tốt không bằng việc nắm rõ những thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong tôm

Tôm là nguồn thực phẩm đa dạng dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe của trẻ. Không chỉ giàu canxi và protein, tôm còn chứa các dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng có chứa trong tôm:

  • Protein: Là một nguồn cung cấp protein dồi dào, tôm góp phần hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và sức khỏe của trẻ nhỏ.
  • Canxi: Tôm là một nguồn cung cấp canxi tự nhiên. Đây là khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng của trẻ em. Việc bổ sung tôm trong thực đơn của trẻ giúp phát triển hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa sâu răng, còi xương ở trẻ nhỏ.
  • Sắt: Tôm rất giàu sắt – một khoáng chất giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể thông qua các tế bào hồng cầu.
  • Selen: Đây là khoáng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé.
  • Axit béo omega-3: Tôm chứa nhiều axit béo omega-3 hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch và góp phần phát triển trí não của trẻ.
  • Vitamin B: Tôm chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm vitamin B6, B12 và một số vitamin khác, hỗ trợ sự tăng trưởng nhanh chóng và sức khỏe hệ thần kinh của bé.

Ngoài ra, tôm đánh bắt tự nhiên cũng là thực phẩm chứa ít thủy ngân hơn các loài hải sản khác. Do đó, cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ ăn tôm. Tuy nhiên, cần đảm bảo cho bé ăn tôm đúng độ tuổi, đúng liều lượng và đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bé. Vậy, bé mấy tháng ăn được tôm? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Nhiều cha mẹ thắc mắc bé 6 tháng ăn tôm được không? Bé 7 tháng ăn được tôm chưa? Trẻ mấy tháng ăn được tôm? Điều này là do tôm là một trong những thực phẩm dễ gây nghẹn, dị ứng và chứa nhiều natri.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm được xem là dễ gây dị ứng – điển hình như tôm – càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng thực phẩm. Hơn nữa, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), cha mẹ nên cho bé ăn hải sản bắt đầu từ 6 tháng tuổi để bổ sung sắt cho bé.

Do đó, đối với băn khoăn “Bé mấy tháng ăn được tôm?”, câu trả lời là cha mẹ có thể cho trẻ ăn tôm ngay khi bé sẵn sàng bắt đầu ăn dặm, thường là khoảng 6 tháng tuổi. Theo đó, lời đáp cho vấn đề “Bé 7 tháng ăn tôm được không?” là được.

Thực tế, nhiều cha mẹ đợi đến khi trẻ được 7 tháng tuổi mới cho bé ăn tôm vì lo sợ tôm có thể gây dị ứng, hóc nghẹn hoặc khó tiêu cho bé. Tuy nhiên, không có lý do gì để trì hoãn việc cho bé tập ăn tôm, miễn là đảm bảo chế biến tôm phù hợp với chế độ ăn dặm của trẻ. 

Khi cho bé tập ăn tôm lần đầu, bạn nên để trẻ ăn từ từ từng ít để cơ thể bé dần thích nghi. Cách làm này cũng giúp bạn theo dõi phản ứng dị ứng ở trẻ (nếu có) đối với thức ăn mới.

Trẻ nên ăn bao nhiêu tôm là đủ?

Không chỉ nên quan tâm bé mấy tháng ăn tôm được mà cha mẹ cần biết trẻ nên ăn bao nhiêu tôm là đủ? 1 tuần nên cho bé ăn mấy bữa tôm? Thực tế, không có quy định chính thức nào về lượng tôm mà trẻ có thể ăn. Tuy nhiên, cũng như những thực phẩm khác, trẻ không nên ăn quá nhiều tôm.

Dưới đây là lượng tôm khuyến cáo cho trẻ em:

  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Cha mẹ nên cho trẻ ăn từ 10-15g tôm nấu chín, đã lột vỏ. Với trẻ ở độ tuổi này, bạn có thể nấu tôm cùng với cháo hoặc bột cho bé ăn dặm hoặc làm chà bông tôm rồi trộn vào cháo cho bé ăn hay cho bé căn cùng cơm nắm. 
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: Cha mẹ có thể cho bé ăn 30g tôm đã lột vỏ, nấu chín kỹ. Bạn có thể chế biến tôm với bún, mì, nui… cho bé.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Theo kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa, trẻ trong độ tuổi này có thể ăn 50-60g tôm nấu chín.

Nhìn chung, khẩu phần tôm nói riêng và hải sản nói chung được xây dựng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần cân đối tôm với các thực phẩm khác trong chế độ ăn của trẻ để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần ghi nhớ chỉ nên cho trẻ ăn tôm tối đa 2-3 lần/tuần là được.

Mách mẹ cách sơ chế tôm đúng cách

Như vậy là bạn đã biết được bé mấy tháng ăn được tôm. Để có được những món ngon, an toàn từ tôm cho bé, cha mẹ cần biết cách chọn mua, sơ chế và nấu tôm đúng chuẩn. Dưới đây là một số hướng dẫn mà bạn có thể tham khảo khi có ý định cho bé ăn tôm:

Chọn mua tôm cho bé

Có rất nhiều loại tôm khác nhau mà bạn có thể mua. Tuy nhiên, cha mẹ nên ưu tiên mua tôm:

  • Được đánh bắt tự nhiên thay vì nuôi nhân tạo
  • Còn tươi, không bị ươn
  • Có nguồn gốc uy tín
  • Hạn chế dùng tôm đông lạnh.

Sơ chế tôm cho bé

Dù sơ chế tôm theo cách nào thì trước tiên, bạn cần rửa sạch tay và dụng cụ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các bước sơ chế tôm như sau:

  • Rửa tôm: Rửa tôm kỹ dưới vòi nước để loại bỏ vi trùng, bụi bẩn hay tạp chất bám trên tôm.
  • Bóc vỏ và đầu tôm: Bóc đầu tôm, bóc tách túi phân tôm. Lột bỏ vỏ tôm rồi khứa nhẹ một đường dọc lưng tôm để rút bỏ phần chỉ đen.
Sau khi sơ chế xong thì xả lại tôm dưới vòi nước chảy, để ráo.

Chế biến tôm

Khi đã có được câu trả lời cho thắc mắc bé mấy tháng ăn được tôm, cha mẹ cũng cần “bỏ túi” cách chế biến tôm an toàn và phù hợp cho trẻ.

  • Điều quan trọng là cha mẹ cần nấu chín tôm rồi mới cho bé ăn. Cách nhận biết tôm đã chín là tôm từ màu xám chuyển sang màu hồng cam, thân mình cuộn tròn gần giống chữ “C”.
  • Bạn có thể chế biến tôm theo nhiều cách khác nhau như hấp, luộc, xào, áp chảo hoặc nướng.
  • Đảm bảo tôm cho trẻ nhỏ ăn đã được lột bỏ vỏ, đầu và đuôi, tách bỏ chỉ đen… kỹ lưỡng.
  • Đối với những bé vừa mới tập nhai thức ăn dặm, bạn nên xay/giã nhuyễn tôm rồi nấu chung với bột hoặc cháo. Khi trẻ đã quen với việc nhai thức ăn thô, bạn có thể đập giập tôm, cắt hạt lựu rồi cho bé ăn. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể cắt đôi dọc thân tôm và cho bé thưởng thức để tránh gây nghẹn.

Bảo quản tôm

  • Nếu không dùng hết tôm, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (nếu dùng ngay trong thời gian ngắn) hoặc ngăn đông (để trữ lâu dài).
  • Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, tốt nhất là bạn nên sử dụng tôm trong thời gian càng ngắn càng tốt để đảm bảo tôm không bị mất chất dinh dưỡng, giảm độ tươi ngon…
  • Cho tôm vào hộp đậy kín nắp trước khi bảo quản.
  • Không tái trữ đông tôm sau khi đã rã đông.

Welcome

Cài đặt
×