Trẻ bị nóng trong người là như thế nào? Nguyên nhân do đâu gây nên?
Các nguyên nhân gây ra nóng trong người ở trẻ:
- Trẻ dùng thuốc kháng sinh
- Chế độ ăn uống không khoa học, ít chất xơ, thường ăn đồ cay nóng, mặn
- Thường xuyên uống ít nước
- Lười vận động
- Cơ địa nóng
- Cơ quan nội tạng yếu
Triệu chứng nóng trong người ở trẻ
Có những dấu hiệu dễ nhận biết của nhiệt bên trong, bao gồm:
- Đổ mồ hôi nhiều: Khi nhiệt tích tụ trong thận, bé sẽ trở nên bồn chồn và thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm. Khi này, việc đổ mồ hôi nhằm giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
- Viêm miệng. nhiệt miệng: Khi nóng trong, tại vòng họng sẽ xuất hiện mụn trắng đi kèm cùng sưng đỏ, lở loét. Điều này, sẽ khiến bé trở nên khó chịu, đau miệng, khó ăn. Trong thời gian dài, dẫn đến bỏ ăn.
- Phát ban, rôm sảy, mụn nhọt: Nhiệt tích tụ trong gan gây phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa. Điều này gây đau đớn, khó chịu cho bé.
- Da khô ở môi và cơ thể: Nóng trong có thể khiến bé bị khô da, sần sùi,…
- Hơi thở nóng hoặc có mùi hôi: Nhiệt độ cơ thể cao còn làm tăng nhiệt ở gan và các cơ quan khác, khiến hơi thở nóng và có mùi khó chịu.
- Nước tiểu vàng, khó tiểu: Thận tích nhiều nhiệt, cơ thể trẻ nóng, nước tiểu có màu vàng đỏ, lượng nước tiểu ít.
- Táo bón: Nhiệt tích tụ trong ruột, gây táo bón. Nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí chảy máu đại tràng cũng có thể xảy ra.
- Khóc nhiều về đêm, ngủ không ngon giấc: Do thân nhiệt cao, luôn cảm thấy nóng bức nên bé thường khó chịu, ngủ không ngon giấc và quấy khóc vào ban đêm.
Khi trẻ bị nóng trong người nên uống gì cho mát?
Nước dừa
Theo Học viện dinh dưỡng Hoa Kỳ, cho biết nước dừa có chứa nước tự nhiên và nhiều khoáng chất như kali, natri, canxi, magie giúp cung cấp năng lượng và cân bằng điện giải có trong cơ thể.
Ngoài ra, khi trẻ bị nóng trong người, sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Do vậy, nước dừa được dùng khi này cũng sẽ ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp làm mát và giảm nhiệt độ nóng cho cơ thể bé.
Sữa bắp
Sữa bắp thường được coi là thức uống mát mẻ và nhẹ nhàng, có thể mang lại cảm giác thoải mái trong thời tiết nóng. Trong sữa bắp có chứa một số dưỡng chất như canxi, kali và vitamin C, có thể hỗ trợ sức khỏe của trẻ.
Nếu vẫn đang lo lắng không biết trẻ em nóng trong người uống gì cho mát thì sữa bắp sẽ là loại thức uống các bậc phụ huynh có thể cân nhắc cho bé sử dụng.
Nước cam
Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, khoáng chất và carotenoids ( chất chống oxy hóa). Tất cả những chất này giúp gan khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình giải độc hiệu quả và làm mát cơ thể.
Nếu trẻ đang bị cúm hoặc sốt mùa đông, ăn nhiều cam sẽ làm giảm cơn sốt, tăng tốc độ hồi phục và tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra, với hương vị chua ngọt tự nhiên nên thường dễ tiêu và phù hợp với trẻ nhỏ.
Nước ép táo
Táo là một loại trái cây có tính mát, giàu chất xơ, giúp cải thiện nhiệt độ hiệu quả. Nước ép táo chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp bổ sung năng lượng, cải thiện tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Nếu con bạn bị nóng sốt có thể cho trẻ uống nước ép tạo. Điều đó, sẽ giúp trẻ làm mát cơ thể, giảm cảm giác nóng bức hơn.
Nước rau má
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI), trong rau má có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B, protein, flavonoid, tannin và polyphenol,… giúp hạ sốt, chữa rôm sảy và phát ban, làm mát gan và lợi tiểu.
Nếu các bậc phụ huynh vẫn chưa biết trẻ em nóng trong người uống gì cho mát thì rau má có thể là lựa chọn khuyên dùng dành cho cha mẹ. Mỗi ngày mẹ rửa sạch và xay nhuyễn 30-100g rau má, sau đó ép lấy nước cùng một chút đường cho trẻ uống. Khi này, tình hình nóng trong người của trẻ sẽ được cải thiện.
Nước đậu đen
Một trong những loại thức uống cho trẻ khi bị nóng trong người là nước đậu đen. Theo bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, đậu đen có nhiều công dụng như giúp giải nhiệt, hỗ trợ giảm táo bón, hỗ trợ hệ tim mạch, giúp giảm cân. Do trong đậu đen có chứa nhiều chất xơ, protein và dưỡng chất.
Các mẹ hãy dùng đậu đen pha với nước, thêm đường rồi cho vào tủ lạnh khoảng 15 đến 20 phút rồi cho trẻ uống để giải khát.
Nước pha với bột sắn dây
Bột sắn dây từ lâu đã biết đến như một loại thuốc thảo dược có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể và giải độc. Nước pha với bột sắn dây không chỉ cung cấp nước mát mẻ mà còn bổ sung khoáng chất như canxi, sắt, và kali. Do vậy, khi nóng trong người cha mẹ có thể dùng nước pha với bột sắn dây để làm dịu đi cơn nóng cho bé.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ nóng trong người
Ngoài những việc bổ sung các loại nước mát để hạ nhiệt nóng trong người, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Hạn chế những sản phẩm cay nóng: Trẻ bị nóng trong người nên tránh ăn những đồ ăn cay nóng, bánh ngọt, đồ uống có ga, thực phẩm giàu protein.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước để duy trì cân bằng nước trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước do đổ mồ hôi. Mẹ có thể bổ sung ½ đến 1 ly (250ml)nước mỗi ngày cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.
- Cung cấp chất xơ: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của trẻ như các loại rau củ và trái cây là cách hiệu quả giúp trẻ không bị quá nóng.
- Mặc trang phục, quần áo thoải mái: Khi nóng trong người, các mẹ nên chọn những quần áo với chất liệu thoáng khí, mát mẻ. Điều này, sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
- Theo dõi sức khỏe của bé: Nếu tình trạng nóng trong người vẫn kéo dài và ngày càng trở nên nghiệm trọng hơn, thì hãy cho bé đến ngay bệnh viện gần nhất để thăm khám.
- Tránh mặc quần áo tối màu: Do màu tối có khả năng hấp thụ nhiệt cao nên dễ khiến cho trẻ cảm thấy nóng hơn. Vì vậy, các mẹ hãy chú ý khi chọn màu sắc quần áo tối màu cho trẻ.
- Không gian mát mẻ: Tạo môi trường mát mát mẻ với quạt, máy lạnh sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong trường hợp này.
- Ưu tiên những thức ăn dễ tiêu: Cơ thể trẻ em rất nhạy cảm trong những ngày nóng trong người. Do vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, trách thức ăn nhiều muối vì dễ gây khát nước, khô miệng.
Làm gì để dự phòng trẻ bị nóng trong người (nhiệt) như trên?
Để tránh bị nóng trong người, hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ vào những ngày nắng nóng. Đặc biệt là khung giờ từ 10 giờ sáng – 16 giờ chiều. Vì lúc này, ánh nắng mặt trời rất gay gắt, sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt.
Khi cho trẻ ra ngoài nắng, các bậc phụ huynh nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Kết hợp cùng kem chống nắng, đội mũ, kính mắt, ô dù hoặc đứng ở những khu vực mát mẻ.
Cung cấp đủ lượng nước và muối khoáng bị thất thoát qua mồ hôi. Nếu không được cung cấp đủ nước, lượng máu tuần hoàn sẽ giảm, khiến trẻ mệt mỏi. Gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, bồn chồn, khát nước, nước tiểu sẫm màu và một số trường hợp ngất xỉu.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, các mẹ bổ sung nước cho bản thân và cho trẻ bú thường xuyên. Trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể uống thêm nước đun sôi để nguội và khuyến khí đi tiểu 6-8 lần/ngày.
Khi trẻ có thể tự uống nước, các mẹ cũng không nên quên nhắc trẻ bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể. Vì đây là độ tuổi bé hay chạy nhảy, vui chơi, tập thể dục nên rất cần đủ nước.
Kiểm tra sức khỏe của con bạn thường xuyên, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc đáng lo ngại nào.
Như vậy, nội dung trên đã giúp các bậc phụ huynh đã giải đáp được những lo lắng và thắc mắc khi “trẻ em nóng trong người uống gì cho mát”. Hy vọng những thông tin về các loại đồ uống hạ nhiệt khi trẻ nóng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh.
Bài viết được thẩm định bởi TS.BS. Dương Lan Dung – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Nguyên Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.