Tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng mà nhiều mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Khi bị tụt huyết áp, huyết áp xuống thấp sẽ khiến mẹ bầu thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và nghiêm trọng hơn còn bị ngất xỉu. Do đó, các chị em nên trang bị những kiến thức cơ bản và cần thiết để hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả nhất khi bị tụt huyết áp. Tham khảo các chia sẻ sau từ chuyên gia qua bài viết của DinoGPT nhé!
Tụt huyết áp thai kỳ là gì?
Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, tức là chỉ số được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60mmHg. Huyết áp thường được đo tại vị trí dưới cánh tay trên khuỷu tay và đo được cả tay phải, tay trái đều được. Tuy nhiên, có một số phụ nữ có mức huyết áp sinh lý thấp nhưng không hề thấy mệt mỏi hay có bất cứ dấu hiệu nào khác biệt thì không cần quá lo lắng.
Tụt huyết áp khi mang thai là được phát hiện khi mẹ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng khác như mệt mỏi, chóng mặt,…
Nguyên nhân tụt huyết áp trong thai kỳ
Mang thai là cả quá trình gian nan và vất vả, trong đó cơ thể người mẹ phải trải qua nhiều thay đổi lớn để sống chung và nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung. Đây cũng là lý do sức khỏe người mẹ cần được quan tâm cẩn thận và theo dõi định kỳ khi mang thai.
Chỉ số huyết áp chính là thông số cơ bản để phản ánh được tình trạng sức khỏe của người mẹ, có thể thay đổi tùy theo các yếu tố khác nhau như lối sống, thức ăn, thời điểm đo hoặc do tâm lý căng thẳng.
Do lúc này sự giãn nở của hệ mạch máu tăng cường thể tích tuần hoàn đến bánh rau và tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp. Nhưng tụt huyết áp khi mang thai không phải lúc nào cũng được coi là tình trạng sinh lý.
Nếu huyết áp quá thấp còn gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nguyên nhân tiếp theo gây tụt huyết áp khi mang thai chính là tắm quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra, người mẹ mắc các bệnh lý như tim mạch, thiếu máu, bệnh lý về thận, nhiễm trùng, chấn thương, nôn mửa quá nhiều làm giảm thể tích tuần hoàn, mất nước, tác dụng phụ khi dùng thuốc, phản ứng dị ứng… cũng là nguyên nhân làm tụt huyết áp khi mang thai.
Khi thay đổi tư thế quá đột ngột từ nằm hoặc ngồi sang đứng, hay các chấn thương va chạm sau khi ngất xỉu cũng là mối nguy hại cho sức khỏe của thai nhi. Do khi bị tụt huyết áp cũng khiến lượng máu đến bánh nhau dùng để nuôi dưỡng thai nhi bị sụt giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra các biến chứng thai kỳ như sinh non, thai chậm phát triển, thai chết lưu…
Dấu hiệu biểu hiện tụt huyết áp (huyết áp thấp) ở bà bầu
Một số phụ nữ khi mang thai có chỉ số huyết áp thấp nhưng sinh hoạt và làm việc bình thường. Nhưng đa số bà bầu bị tụt huyết áp khi mang thai đều xuất hiện các dấu hiệu biểu hiện thông thường như sau:
- Thở dốc khi làm việc nặng hoặc leo cầu thang.
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, dạ dày khó chịu.
- Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt khi đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột.
- Hay bị đổ mồ hôi lạnh.
- Tâm trạng thay đổi đột ngột dễ cáu gắt, tức giận và luôn thấy mệt mỏi.
- Da khô, da xanh xao, thiếu sức sống và nhợt nhạt.
- Chân tay bủn rủn, choáng váng và ngất xỉu.
Nếu gặp tình trạng này mẹ bầu cần đến khám bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời tránh để lâu khiến bệnh nghiêm trọng hơn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cả em bé trong bụng.
Tụt huyết áp thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đối với thai nhi?
Bị tụt huyết áp khi mang thai có thể làm mẹ bầu ngất xỉu do lượng oxy truyền lên não và các bộ phận trong cơ thể bị thiếu. Do đó, thai nhi cũng không được cung cấp đủ oxy và máu để phát triển.
Nếu mẹ bầu bị ngất xỉu khi đang leo cầu thang hoặc khi đang đi xe có thể bị chấn thương, đe dọa tính mạng và tăng nguy cơ sảy thai.
Tụt huyết áp khi mang thai cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý ở thai phụ như thiếu máu, bệnh tim, suy nhược cơ thể,…vv do đó cùng với những bệnh lý đó sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh non, thiếu cân hoặc thai chết lưu. Do vậy chị em hãy chú ý khám sức khỏe và thăm khám định kỳ trong thời gian mang thai để phát hiện những bệnh lý để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cách dự phòng tụt huyết áp (huyết áp thấp) khi mang thai
Kiểm soát huyết áp của bản thân bằng cách theo dõi huyết áp hàng ngày, theo dõi các triệu chứng đi kèm, đi khám thai định kỳ. Ngoài ra các bà bầu cần áp dụng chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt phù hợp với người huyết áp thấp như
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cần thiết lập chế độ ăn với nhiều bữa nhỏ trong ngày để ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp xảy ra. Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng đa dạng và khoa học cũng là việc làm cần thiết.
- Cần uống đủ nước mỗi ngày: Phụ nữ mang thai cần uống đủ nước lọc mỗi ngày ít nhất 2 lít, kết hợp thêm các loại nước trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Tránh dùng các loại thức uống gây buồn nôn, thỉnh thoảng có thể uống các loại trà thảo mộc, trà gừng để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Tình trạng tụt huyết áp khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, các mẹ không được chủ quan. Do đó bà bầu cần phát hiện sớm dấu hiệu để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Cần có chế độ sinh hoạt ăn ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, không tắm hoặc ngâm nước quá lâu, không thay đổi tư thế đột ngột. Tránh làm việc nặng, hạn chế đứng lâu, thường xuyên vận động thể dục, thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để ổn định huyết áp.
Bà bầu huyết áp thấp nên ăn gì, uống gì ?
Bà bầu bị huyết áp thấp khi mang thai nên ăn gì?
- Ăn những thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như quýt, cam, bưởi, xoài, kiwi… đều rất tốt cho mẹ bầu nhất là những ai đang bị huyết áp thấp. Nó có tác dụng trực tiếp đến hormone và giúp duy trì huyết áp trong thai kỳ ổn định hơn, hạn chế gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
- Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều Canxi
Canxi rất quan trọng cho cả mẹ và bé, còn giúp mẹ bầu tránh bị loãng xương, đau lưng, chuột rút… những thực phẩm có chứa nhiều canxi còn hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định.
Ngoài dùng viên uống canxi dạng thuốc, mẹ bầu có thể ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá,….
- Thực phẩm giàu chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng điều hóa lượng máu lưu thông trong mạch máu, có tác dụng ổn định huyết áp trong cả thai kỳ. Nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như bắp cải, rau cải, cải xanh… có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn.
- Những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột
Tinh bột là nguồn sống nuôi dưỡng cả mẹ và thai nhi. Ăn những thực phẩm giàu tinh bột còn giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, ổn định lượng đường trong máu và cân bằng huyết áp tốt hơn.
Bà bầu huyết áp thấp nên uống gì?
- Uống nhiều nước lọc để ổn định lại huyết áp, mẹ nên duy trì từ 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày để tăng thể tích máu, khắc phục tình trạng huyết áp thấp.
- Uống trà gừng ổn định huyết áp, mẹ trở nên tỉnh táo hơn và bớt cảm giác khó chịu do ốm nghén. Lưu ý nên uống trà gừng ấm, để không bị lạnh bụng.
- Uống nước ép trái cây để hạn chế tình trạng huyết áp thấp và bổ sung đủ dưỡng chất.
Với những thông tin bài viết vừa chia sẻ chắc hẳn các mẹ đã biết bà bầu bị tụt huyết áp cần làm gì, cách xử lý và cách phòng tránh hiệu quả nhất.
Bài viết được thẩm định bởi TS.BS. Dương Lan Dung – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Nguyên Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.