SỰ NGUY HIỂM CỦA TRẦM CẢM SAU SINH

Trầm cảm sau sinh thường khó phát hiện, kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, có thể phát triển thành bệnh rối loạn tâm thần nếu không chữa trị kịp thời. Ngay cả khi được điều trị, bệnh làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai. Phụ nữ trầm cảm sau sinh thường không đủ sức khỏe để chăm sóc con cái, nguy cơ tự tử cao. Cùng Thạc sĩ, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thu Hà và DinoGPT tìm hiểu về sự nguy hiểm của trầm cảm sau sinh qua bài phân tích sau.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn về cảm xúc, thay đổi về thể chất, tâm lý và hành vi sau khi sinh con. Họ có suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng buồn chán, mệt mỏi, lo lắng nhiều vấn đề trong cuộc sống. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh nhưng thường có một vài nguyên nhân thường gặp như: thay đổi nội tiết tố, tiền sử rối loạn tâm lý, do các vấn đề khó khăn trong cuộc sống….
Các dấu hiệu ban đầu của trầm cảm
Suy nhược cơ thể: sau khi có con bà mẹ rơi vào trạng thái mất phương hướng, mất động lực, đau khổ, chán nản, khóc lóc cả ngày không cần lý do. Đây chính là dấu hiệu khởi đầu của trầm cảm sau sinh.
Lo lắng, đau cơ thể không rõ nguyên nhân: họ có cảm giác lo lắng về bản thân, gia đình, lo không chăm sóc/ chăm sóc không tốt con nhỏ…, đau đầu, đau ngực, khó thở mà không tìm thấy nguyên nhân.
Hoảng hốt: họ sẽ hoảng hốt với bất kỳ điều gì có thể xẩy ra hàng ngày và khó lấy lại bình tĩnh.
Căng thẳng – đây cũng là dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh. Nếu căng thẳng thường xuyên sẽ làm cho chứng trầm cảm trở nên nặng nề hơn.
Cảm giác ám ảnh: bị ám ảnh bởi 1 việc , một người hay một hành động cụ thể nào đó. Sự ám ảnh này có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi không có nguyên nhân cụ thể.
Mất tập trung: dấu hiệu này rất dễ bị bỏ qua. Người mẹ thường khó tập trung để làm một việc gì đó và cảm thấy trí nhớ của mình kém và dần dần cảm thấy tự ti về bản thân
Rối loạn giấc ngủ: khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ bị thức giấc, đôi khi gặp ác mộng khó hoặc không thể ngủ lại được.
Mất hứng thù tình dục: điều này sẽ hết khi người mẹ không còn bị trầm cảm.
Hoặc người mẹ có những biểu hiện sau:
Thay đổi cảm xúc, chán nản, ủ rũ
Khóc nhiều
Ít nói chuyện, thu hẹp, xa lánh mọi người
Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
Ngủ quá nhiều trong tình trạng mệt mỏi, lờ đờ hoặc mất ngủ triền miên
Mệt mỏi quá mức, mất hết mọi hứng thú
Phản ứng chậm chạp, hoặc có hành vi lặp đi lặp lại một cách khôgn chủ định
Dễ cáu gắt, lo âu thái quá về vai trò làm mẹ của mình
Không quan tâm – xa lánh em bé hoặc có hành vi – lời nói tiêu cực với em bé.
Suy giảm trí nhớ
Có hành vi làm hại bản thân hoặc em bé.
Cách xử trí khi người mẹ mắc trầm cảm sau sinh
Gia đình/ người thân gần gũi – chia sẻ áp lực chăm em bé cùng mẹ
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ
Tạo môi trường ở cữ vui vẻ, thoải mái, không áp đặt kiêng cữ quá nhiều, để người mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn phục hồi sức khỏe.
Người chồng thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ vợ trong việc chăm con, dành nhiều thời gian hơn bên vợ con trong thời điểm này.
Nên có bác sỹ và chuyên gia y tế cùng đồng hành trong quá trình nuôi – chăm con
Thông báo ngay cho bác sỹ trong trường hợp bản thân người mẹ hoặc gia đình có tiền sử bệnh tâm lý.
Với những chia sẻ trên từ chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thu Hà, DinoGPT hy vọng ba mẹ đã có cái nhìn cơ bản và chính xác về trầm cảm sau sinh và sự nguy hiểm của tình trạng này. Điều quan trọng là nhận biết sớm các dấu hiệu và điều trị kịp thời với sự can thiệp của bác sĩ và chuyên gia y tế để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Selamat datang

Pengaturan
×