Phụ nữ không sinh ra đã là mẹ mà đúng hơn cô ấy đang học cách trở thành một người mẹ. Quá trình làm mẹ này bắt đầu từ khi người phụ nữ cấn bầu và sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm sau khi sinh em bé, mỗi người phụ nữ sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh để chào đón thiên thần nhỏ ra đời.
Điều gì xảy ra với một người phụ nữ khi mang thai?
Khi bạn mang thai, một điều hiển nhiên là bạn hạnh phúc: đa phần các mẹ bầu có niềm tin mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc và tươi đẹp. Và chắc chắn phụ nữ mang thai cảm thấy vui và có nhiều cảm xúc tích cực.
Tuy nhiên, mang thai là thời kỳ phụ nữ có thể cảm thấy mình như chìm vào một cơn lốc cảm xúc, một trong số đó là quá sức, bất ngờ và không phải lúc nào cũng tích cực. Mẹ có thể trải qua cảm giác lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, buồn bã và nhiều hơn thế nữa. Lúc này, mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinhmột cách kỹ lưỡng.
Phụ nữ sẽ phải tạo ra một bản sắc mới của một người mẹ và nó có thể khá khó khăn; họ phải đối mặt với những thay đổi về thể chất, tâm lý, tình cảm và mối quan hệ để tìm ra sự cân bằng mới.
Trên thực tế, khi đang trên đỉnh của sự hỗn loạn nội tiết tố, trở thành một người mẹ khiến phụ nữ sống lại cuộc xung đột thời thơ ấu của chính họ, trải nghiệm gắn bó với mẹ của họ, ký ức về những mối quan hệ đầy thách thức trong gia đình họ, và bất kỳ tổn thương và sang chấn tâm lý nào khác.
Tất cả các vấn đề còn dang dở liên quan đến người mẹ của họ nổi lên mãnh liệt trong thời kỳ mang thai và có thể còn tồn tại sau khi người mẹ đã sinh con. Đây không chỉ là một hạn chế đối với người mẹ sắp sinh, người mẹ này đã không được tận hưởng niềm vui trọn vẹn trong thai kỳ, mà đây còn là một vấn đề về sợi dây liên kết mẹ con trong suốt thai kỳ.
Nếu các bà mẹ không chuẩn bị tâm lý trước khi sinh, căng thẳng dữ dội và kéo dài khi mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến sự hình thành hệ thần kinh và thậm chí tính khí của em bé. Nếu phụ nữ mang thai bị trầm cảm, con cái của họ có nhiều khả năng khởi phát trầm cảm từ khi còn rất nhỏ.
Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh: Hỗ trợ tâm lý – xã hội
Tham vấn tiền sản
Trong môi trường an toàn và được thấu hiểu, không có sự phán xét, nơi đây phụ nữ có thể chia sẻ và thể hiện tất cả cảm xúc và nỗi sợ hãi của họ. Các bà mẹ sẽ nhận thức được mối quan hệ giữa những gì họ trải qua vì vậy đây cũng có thể là những gì em bé cũng sẽ trải qua.
Mục tiêu của tham vấn trước khi sinh là định vị và chữa lành vết thương tâm lý trong quá khứ để các bà mẹ có thể chuẩn bị tâm lý trước khi sinh, thoát khỏi căng thẳng và chấn thương mà họ gặp phải khi còn bé, điều đó đến nay vẫn có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tâm lý của họ ngay cả trong vô thức hay có ý thức.
Các bà mẹ cũng được giúp đỡ trong quá trình chuyển đổi sang chức danh và vai trò mới. Tham vấn trước khi sinh có thể giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa tình trạng căng thẳng và giúp họ tới gần hơn với cuộc sống hạnh phúc vì họ đã tạo mối liên kết đầu tiên tích cực với em bé và đảm bảo rằng họ đã sẵn sàng chào đón đứa con của họ.
Tham vấn chu sinh (7 ngày đầu sau sinh)
Đây là không gian an toàn để các bà mẹ thể hiện những cảm xúc không tích cực có thể nảy sinh trong thời gian sau khi sinh và là nơi họ có thể chia sẻ những khó khăn khi đối mặt với vai trò làm mẹ đầy mới mẻ của mình.
Thông qua hướng dẫn đầy kỹ thuật và sự tinh tế các nhà tham vấn, các phụ nữ sẽ được đánh thức các nguồn lực bên trong để họ sẵn sàng đối phó với chức danh và vai trò mới của họ; ý thức về năng lực của họ sẽ được củng cố và họ sẽ cảm thấy tự tin trong vai trò làm mẹ. Tham vấn chu sinh sẽ tạo mối liên hệ tốt đẹp và gắn bó lành mạnh với em bé, chuẩn bị tâm lý trước khi sinh một cách tốt nhất cho mẹ.
Hỗ trợ chuẩn bị tâm lý – xã hội cho phụ nữ sau sinh
Một vấn đề rất thực tế là nhiều bà mẹ không nhận được đủ sự hỗ trợ trong những ngày đầu hay những tháng đầu sau sinh. Họ cần thời gian để hồi phục và điều chỉnh, đặc biệt là trong thời gian hậu sản.
Ở giai đoạn này, người mẹ chỉ có thể ăn uống, ngủ nghỉ và chăm sóc em bé. Chăm sóc trẻ sơ sinh thực sự là một công việc toàn thời gian, chưa kể còn thêm làm công việc nhà và chăm sóc cho đứa con đầu. Vậy nên việc chuẩn bị tâm lý trước khi sinh là điều rất cần thiết.
Tại thời điểm này, một đôi bàn tay giúp đỡ thiết thực có thể tạo ra sự khác biệt lớn bằng cách tạo điều kiện cho người mẹ có thời gian phục hồi sau sinh và cho con bú.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho con bú rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé và cho sức khỏe của mẹ, cả hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, những thách thức lớn nhất đối với tất cả các bà mẹ mới sinh là:
- Không được ngủ đủ giấc.
- Phải đảm bảo những việc vặt trong gia đình
- Thiếu sự hỗ trợ về mặt cảm xúc.
- Bị cô lập, đặc biệt là khi em bé của cô ấy dường như lúc nào cũng bú đêm và thức vào ban đêm.
Những bà mẹ mới sinh cần rất nhiều sự giúp đỡ và sự hỗ trợ và từ các thành viên trong gia đình để chuẩn bị bữa ăn hoặc giặt giũ quần áo. Họ cần mọi người kiên nhẫn với họ khi họ cho con bú và làm mẹ. Và em bé vẫn cần ông bà, cô dì, chú bác, anh em họ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình và những người xung quanh yêu thương và quan tâm họ.
Một số cách để giúp đỡ bà mẹ đang cho con bú như:
- Nói cho cô ấy biết cô ấy đã và đang làm tốt như thế nào.
- Lắng nghe nếu cô ấy cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, hoặc choáng ngợp.
- Giúp đỡ mẹ chăm sóc em bé: thay tã, ru em bé ngủ, đưa em bé đi dạo hoặc đi tắm trong khi mẹ ngủ.
- Chăm sóc trẻ lớn. đưa chúng ra ngoài đi dạo, đến công viên, tham gia các hoạt động ngoài trời, các hoạt động vui chơi giải trí sau giờ học
- Để giúp cho các bà mẹ cảm thấy thoải mái khi cho con bú, hãy là người ủng hộ việc cho con bú. Tránh làm suy yếu ý định của cô ấy bằng cách hỏi những câu hỏi tiêu cực như: “Mẹ có chắc là em bé bú đủ không?” hay, “Tại sao bé lại chưa ngủ xuyên đêm nhỉ?” Nên lắng nghe thấu cảm hơn là đưa ra lời khuyên khi cô ấy phàn nàn hoặc có vẻ mệt mỏi, hãy cố gắng hỗ trợ và khuyến khích.
- Khuyến khích, động viên các bà mẹ chia sẻ những vấn đề khó khăn của mình ngay từ đầu. Hoặc tạo điều kiện cho bà mẹ tham gia các câu lạc bộ các bà mẹ để cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con nhận được hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm với các bà mẹ cho con bú khác có nhiều người cùng hoàn cảnh như mình sẽ thấy mình không lạc lõng, vẫn được sống tích cực như thời son trẻ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cần cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.
Mẹ cần hiểu rõ bản chất của việc ít sữa, mất sữa là gì. Đó chính là sự giảm sút của hoocmon Prolactin (giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ) trong cơ thể. Và một những tác nhân thuận lợi khiến hàm lượng hoocmon này suy giảm đó là do rối loạn tâm lý – người mẹ căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ…
Ngay cả việc không thể cho bé bú thường xuyên cũng khiến lượng hoocmon này ngày càng giảm xuống, do vậy việc chuẩn bị tâm lý trước khi sinh và sau khi sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bài viết được kiểm chứng bởi các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh.
- WIETNAMSKA ZWIĄZKA TEKSTYLNA I ODZIEŻOWA WSPÓŁPRACUJE Z BAO LAM HOLDINGS W CELU WDROŻENIA “Opieka społeczna dla członków związków zawodowych”
- CẢNH BÁO: VỠ TỬ CUNG TRÊN BỆNH NHÂN MỔ ĐẺ CŨ
- ẤM LÒNG NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN Ở HỘI CHỢ 0 ĐỒNG
- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA SỮA HISMART NEW ZEALAND TẠI VIỆT NAM
- SỮA CÔNG THỨC NÀO TỐT CHO BÉ?