Liều X-quang ảnh hưởng như thế nào đến bào thai? Là bác sĩ Sản khoa, xin trả lời nhanh thế này: Liều X-Quang có thể ảnh hưởng phải đạt 5 Rad, tương đương chụp 71429 lần chụp tim phổi thẳng, 50000 lần chụp răng….
CÁC THĂM KHÁM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ THAI NGHÉN
Một vấn đề cũ nhưng luôn mang tính thời sự trong y tế xã hội Việt Nam. Nó cứ âm ỉ và thi thoảng lại dấy lên một vụ kiện tụng bức xúc kéo theo dư luận nhảy vào ném đá: vấn đề chụp x quang cho bệnh nhân có thai.
Dù có chủ ý hay vô tình thì việc giải thích bệnh nhân dựa trên số liệu khoa học là cần thiết. Ở những nước y tế lẫn xã hội phát triển người ta không quá sợ hãi tia X như mình. Thậm chí trước kia người ta thường chụp X quang cho phụ nữ mang thai sắp đẻ để tiên lượng thai có thể xuống được qua đường tự nhiên, tiếng anh gọi là “x ray pelvimetry”. Phương pháp này hiện nay ít dùng vì đã thay thế bằng phươngg tiện thăm khám hình ảnh khác như siêu âm, MRI… Với hy vọng cung cấp thông tin cho bệnh nhân và một số bác sỹ lâm sàng để góp phần giảm những căng thẳng và kiện tụng không cần thiết, bài viết trên dịch trên báo y học gia đình của Mỹ.
CHỤP XQUANG, CẮT LỚP THỜI KỲ CÓ THAI
Trong thời kỳ có thai, đôi khi thai phụ mắc một số bệnh tật cần phải chụp chiếu để chẩn đoán và điều trị. Khi đó bệnh nhân và bác sỹ lâm sàng thường lo ngại ảnh hưởng đến thai. Tuy nhiên, thực tế là nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển thai do chụp chiếu này là rất hiếm. Liều cộng dồn của tia X trong thời kỳ có thai tối đa cho phép là 5 Rad và thực tế không có một phương pháp chẩn đoán nào vượt được ngưỡng trên. Ví dụ mỗi lần chụp x quang phổi, thai nhi sẽ nhận một liều tia X là 0,00007 Rad. Thời kỳ nhạy cảm nhất của thai với tia X là khi phát triển hệ thần kinh trung ương, tương ứng với 10 – 17 tuần thai. Nếu thai phụ không trong tình trạng cấp cứu bắt buộc phải chụp X quang thì không nên chụp ở tuổi thai này. Nguy cơ nếu có của tia X gây ra cho thai là bệnh bạch cầu (leukemia), và cực kỳ hiếm gây nên đột biến gen.
Trong quá trình mang thai, nhiều phụ nữ phải vào viện vì ốm đau, khi đó cần phải chẩn đoán và điều trị cấp; khi đó cả bác sỹ và bệnh nhân đứng trước việc quyết định phải chụp chiếu X quang. Ở một số nơi, việc chụp chiếu cho thai phụ dường như đã được cảnh báo quá mức nguy cơ cho thai phụ và người nhà hơn là những kiến thức khách quan khoa học. Thậm chí ngay cả một số bác sỹ lâm sàng cũng góp phần vào giải thích quá mức về tác hại của tia X gây nên hậu quả là chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân không chính xác [1,2,3].
CA LÂM SÀNG MINH HỌA
Một bệnh nhân thai 19 tuần vào viện vì đau chói hố thắt lưng và đái máu vi thể; trên siêu âm thấy giãn nhẹ đài bể thận cùng bên không rõ nguyên nhân. Chị được chẩn đoán là viêm thận bể thận và điều trị kháng sinh phù hợp với người mang thai. Triệu chứng đau vẫn còn sau điều trị và chỉ định chụp UIV được đưa ra nhưng bệnh nhân từ chối vì lo ngại ảnh hưởng đến thai. Đến khi triệu chứng đau và đái máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ thì chị quyết định chụp chiếu, khi đó thai đã 35 tuần. Kết quả thăm khám sau đó có 2 sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới và bệnh nhân được đặt sonde JJ; bệnh nhân sau đó vài tuần sinh một bé 2,5 kg khỏe mạnh.
HIỂU BIẾT VỀ TIA X
Phóng xạ ion (tia X) được tạo bởi hạt photon năng lượng cao có thể phá hủy AND và gây nên các gốc tự do [3]. Liều tác dụng trên bệnh nhân được đo bằng đơn vị Gray (Gy) và rem, hoặc một đơn vị thông dụng hơn gọi là Rad. Liều nhiễm xạ của một số loại chụp x quang được mô tả trong bảng dưới đây [4,5,6,7,8].
Nhiễm xạ cho thai nhi trong một số thăm khám chẩn đoán hình ảnh
Loại thăm khám Liều nhiễm xạ cho thai theo mỗi lần thăm khám Số lần thăm khám để đạt liều cộng dồn tối đa trong giới hạn cho phép
Kommentar:
– Liều nhiễm xạ tự nhiên cho thai trong vòng 9 tháng tương đương với >10 lần chụp CLVT ngực trên máy chụp 1 dãy đầu dò!
– Chú ý là: nếu máy chụp cắt lớp nhiều dãy (64 dãy; 128 dãy; 256 dãy) như hiện nay thì liều nhiễm xạ sẽ thấp hơn nhiều so với chụp trên máy 1 dãy.
MỘT SỐ KẾT LUẬN
Chụp Xquang
“Không có bất kỳ thủ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn thuần nào gây nên liều phóng xạ đến ngưỡng nguy cơ trên một thai nhi phát triển bình thường” Tạp chí điện quang Mỹ [3]
“Nguy cơ cho thai rất thấp khi liều hấp thụ nhỏ hơn 5 Rad, thấp hơn nhiều những nguy cơ khác trong quá trình mang thai (thức ăn, nước uống, thuốc, phóng xạ tự nhiên …), và nguy cơ thực sự khi mà liều hấp thụ đạt 15 Rad”. Hội đồng bảo vệ phóng xạ Mỹ [5]
“Phụ nữ nên được tư vấn rằng một lần chụp X quang khi mang thai sẽ không hại gì cho thai nhi của họ. Đặc biệt, liều hấp thụ tia X dưới 5 Rad không hề gây nên dị dạng hay sảy thai” Hội Sản Phụ khoa Mỹ [7]
Cộng hưởng từ
“Mặc dù hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào nói lên tác hại của cộng hưởng từ với thai nhưng khuyến cáo không nên chụp MRI trong ba tháng đầu” [7].
Siêu âm
“Chưa có báo cào nào nói lên tác hại của siêu âm lên thai nhi bao gồm cả siêu âm doppler”
“Không có chống chỉ định của siêu âm cho thai phụ và phương pháp này là thăm khám ban đầu trước khi làm x quang hoặc MRI”
LỜI TƯ VẤN CHO BỆNH NHÂN
Khi một thai phụ phải chụp chiếu X- quang, câu hỏi thường trực của họ là: “có an toàn cho con tôi?”. Để trả lời câu hỏi câu hỏi này, bác sỹ phải chọn từ hợp lý để bệnh nhân hiểu sự thật. Hãy hình dung trong quần thể bình thường, tỷ lệ thai lưu, thai dị tật, chậm phát triển tinh thần, ung thư chiếm khoảng gần 300 (286) trong 1000 trẻ sinh ra. Nếu thai hấp thụ 0,5 Rad (khoảng gần 1000 lần chụp x quang tim phổi thẳng) thì con số 286 trẻ ở trên sẽ tăng thêm 0,17 ca trong 1000 trẻ sinh ra. Hay nói cách khác, con số 286 trẻ sẽ cộng thêm 1 cho 6000 trẻ sinh ra. Một con số ấn tượng! Tuy nhiên, đối với bệnh nhân, họ chỉ chăm chăm nghe thấy những từ “nguy cơ”; “thai lưu”, “chậm phát triển tinh thần”, “ung thư”. Điều này làm gia tăng khó khăn cho bác sỹ khi phải giải thích cho bệnh nhân.
“An toàn” là thuật ngữ tương đối nhưng bác sỹ cũng không nên ngần ngại sử dụng khi tư vấn cho bệnh nhân. Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh Mỹ đưa ra khuyến cáo nhân viên y tế của họ trả lời thế này: “vâng, chụp x quang nói chung an toàn cho thai”. Nếu bác sỹ thấy cần thiết để chẩn đoán bệnh thì bạn nên chụp. Bạn khoẻ mạnh thì thai mới khoẻ mạnh. Thực tế thì vấn đề sức khoẻ của bạn có thể hại cho thai hơn là một vài lần chụp x quang!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jones KL. Effects of therapeutic, diagnostic, and environmental agents. In: Creasy RK, Resnik R, eds. Maternal-fetal medicine. 3d ed. Philadelphia: Saunders, 1994:171–81.
2. Brent RL. The effect of embryonic and fetal exposure to x-ray, microwaves, and ultrasound: counseling the pregnant and nonpregnant patient about these risks. Semin Oncol. 1989;16:347–68.
3. Hall EJ. Scientific view of low-level radiation risks. Radiographics. 1991;11:509–18.
4. Brent RL, Gorson RO. Radiation exposure in pregnancy. In: Current Problems in Radiology. Technic of pneumoencephalography. Chicago: Year Book Medical, 1972:1–47.
5. National Council on Radiation Protection and Measurements. Medical radiation exposure of pregnant and potentially pregnant women. NCRP Report no. 54. Bethesda, Md.: The Council, 1977.
6. Cunningham FG, MacDonald PC, Gant NF, Leveno KJ, Gilstrap LC, eds. Williams Obstetrics. 20th ed. Stamford, Conn.: Appleton & Lange, 1997:1045–57.
7. American College of Obstetricians and Gynecologists, Committee on Obstetric Practice. Guidelines for diagnostic imaging during pregnancy. ACOG Committee opinion no. 158. Washington, D.C.: ACOG, 1995.
Bài viết chuyên môn của Khoa Phụ Sản I – Thanh Nhan Krankenhaus.
Mehr sehen: