Có nhiều cách nấu cháo dinh dưỡng ăn dặm mà mẹ cho rằng tốt cho con những thật ra lại không phải. Nấu cháo ăn dặm mà làm theo cách này, mẹ vô tình gây hại cho sức khỏe của con. Cùng DinoGPT điểm qua các cách nấu cháo ăn dặm cho bé chưa đúng qua bài viết sau nhé!
Chỉ dùng nước hầm xương nấu cháo
Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Họ hy vọng những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Thế nhưng, dù ngày nào họ cũng hầm xương, bé cưng vẫn cứ gầy nhom.
Thực tế, việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương dẫn đến tình trạng thiếu chất ở trẻ nhỏ.
Trứng được coi là thực phẩm vàng ăn dặm đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, vì vậy không khó hiểu khi thấy nhiều mẹ vẫn nấu cháo trứng cho trẻ ăn. Tuy nhiên, thói quen của nhiều mẹ là khi nồi cháo chín, mẹ đập trứng vào và đảo đều lên, đun tới khi thấy trứng sền sệt, mẹ tắt bếp và cho trẻ ăn.
Vì vậy, cách nấu cháo trứng tốt nhất, mẹ nên đập trứng trộn cùng cháo hoặc bột, sau đó cho lên bếp nấu từ từ khoảng 5 – 10 phút tới khi nào nồi cháo trứng bén là được.
Nêm nhiều mắm muối vào nồi cháo
Nêm gia vị vào nồi cháo bé sẽ ăn ngon miệng hơn, kích thích vị giác hơn nhưng nó lại gây ra hậu quả nguy hiểm và ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi, thận trẻ còn rất yếu nên không thể chịu được lượng muối vào cơ thể thường xuyên. Khi thận bị quá tải vì muối sẽ gây ra rối loạn chức năng tim rất nguy hiểm.
Nấu cháo bằng gạo được chà xát quá kỹ
Các loại gạo được chà xát quá kỹ hoặc khi vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi lượng vitamin B1. Như vậy, gạo chỉ là “xác” và không còn chất, trẻ ăn vào thiếu hụt vitamin B1 có thể dẫn tới tử vong đột ngột do suy tim.
Mẹ nên tìm loại gạo còn nguyên cám để nấu cho trẻ hoặc khi vo gạo cần vo nhẹ tay để làm sạch lớp bẩn bên ngoài là được.
Nấu cháo cùng ngũ cốc
Ngũ cốc là thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ, tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi được khuyến khích không nên sử dụng nhiều ngũ cốc, đặc biệt khi kết hợp với cháo. Vì ngũ cốc rất khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của con. Nếu nấu cùng cháo, con sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, đi phân sống, tiêu chảy.
Nếu mẹ nấu nhiều lần, lâu dài có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ vì ngũ cốc gây cảm giác lưng lửng ở dạ dày khiến trẻ luôn ở trạng thái no bụng, không muốn ăn.
Lạm dụng máy xay sinh tố khi nấu cháo cho con
Có nhiều trẻ lớn 3 – 4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Điều này thường xảy ra ở những “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nôn ói. Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ.
Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7 – 8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…, 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.
Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt…
Trên đây là tổng hợp những cách nấu cháo ăn dặm sai lầm mà nhiều ba mẹ đang áp dụng khi nuôi bé. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có độ thô vừa phải sẽ giúp bé cảm nhận đúng và đầy đủ các loại thực phẩm đa dạng xung quanh mình. Nếu bé chưa hợp tác khi ăn dặm, ba mẹ hãy kiên nhẫn và hỗ trợ bé với 2 ly Hismart mỗi ngày để con có sức đề kháng tốt, tiêu hóa khỏe mạnh mà không làm ảnh hưởng tới vị giác non nớt của bé nhờ vị sữa nhạt thanh dễ uống nhé!