TRẺ SƠ SINH BỊ KHÓ TIÊU PHẢI LÀM SAO?

Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh là triệu chứng thường gặp và cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ có dấu hiệu bất thường. Tình trạng này rất dễ nhận biết, mẹ có thể hoàn toàn phát hiện và điều trị kịp thời bằng các phương pháp đơn giản được thực hiện ngay tại nhà. Các bà mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả qua bài viết sau của DinoGPT nhé!

Đầy bụng khó tiêu ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị khó tiêu phải làm sao?

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, khiến cha mẹ cực kỳ lo lắng. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy hơi cũng một phần do quá trình bé nuốt khí khi bú và khóc. Trẻ khóc nhiều được coi là ngôn ngữ giao tiếp duy nhất khi bé thấy khó chịu trong người.

Trẻ dưới 1 tuổi, vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ tiêu hóa, trẻ cần làm quen và phát triển cả về khả năng dung nạp, hấp thu cho đến quá trình bài tiết. Những tháng đầu sau sinh trẻ cần tập làm quen với sữa, trên 6 tháng trẻ lại cần tập làm quen với chế độ ăn dặm, thức ăn mới ngoài sữa, tăng lên cả về định lượng. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn khí cũng sinh ra và cả trong hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, nếu trong quá trình cho bé bú sữa mà mẹ ăn quá nhiều cũng khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu

Trẻ sơ sinh bị khó tiêu phải làm sao?

Trong sữa có các loại Protein và trẻ không thể tiêu hóa được. Nếu trong trường hợp trẻ bú mẹ hoặc bú bình mà bụng thường xuyên bị đầy hơi có thể do trẻ không tiêu hóa được Lactose có trong sữa

Sữa mẹ bị dư thừa đường lactose. Lượng men Lactase trong cơ thể trẻ thấp hơn so với lượng Lactose dung nạp từ sữa. Do chế độ dinh dưỡng không cân bằng

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên những gì mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sau này. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu cũng ảnh hưởng đến bé, làm cho bé bị đầy hơi, chướng bụng. Cụ thể, có một số thực phẩm có thể khiến trẻ sơ sinh bị khó tiêu nếu mẹ ăn nhiều như các loại đậu, yến mạch, bắp cải, súp lơ xanh và trắng, mận tươi và mận khô, quả đào, quả bơ, quả lê,…

Do dụng cụ trẻ sơ sinh uống sữa chưa được tiệt trùng kỹ, không đảm bảo vệ sinh.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị khó tiêu

Đa số trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu đều xuất hiện những triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Bé ợ hơi nhiều. Do trong bụng trẻ đang bị thừa hơi, đầy hơi nên cơ thể phải sinh ra phản ứng loại bỏ khí chính là ợ hơi tần suất nhiều. Nếu thấy trẻ bị ợ hơi và nôn trớ rất có thể là dấu hiệu bị khó tiêu.
  • Bụng của trẻ to và căng tròn do bé nuốt phải nhiều không khí bên ngoài vào trong dạ dày. Áp lực trong đường ruột và dạ dày tăng lên sẽ làm bụng của bé bị to và căng tròn vì bị ứ đọng từ không khí bên ngoài nhiều.
  • Trẻ bị nôn trớ sau ăn. Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh khi bị đầy hơi, nguyên nhân do trẻ không dung nạp được các thành phần có trong sữa hay bị dị ứng với sữa.

Trẻ sơ sinh bị khó tiêu phải làm sao?

  • Thường xuyên xì hơi: thường kèm với đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân  do hơi không chỉ trào ngược lên thực quản mà còn bị đẩy xuống đường ruột bởi áp lực mạnh.
  • Bé quấy khóc thường xuyên, ngủ không ngon giấc. Do trẻ bị đầy hơi, khó tiêu nên xuất hiện cảm giác khó chịu dẫn đến bé quấy khóc ảnh hưởng đến cả chất lượng giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh bị khó tiêu phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị khó tiêu chính là dấu hiệu hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Vậy trẻ bị khó tiêu ba mẹ cần kiểm tra ngay:

  • Xem chất phân của bé: Nếu bị tiêu chảy hay táo bón, là dấu hiệu liên quan đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
  • Phân bé thay đổi về độ lỏng – rắn hay màu sắc phân cũng báo hiệu hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
  • Theo dõi cảm xúc chung của bé: Nếu bé vẫn chơi ngoan, ngủ tốt thì không có gì bất ổn nhưng nếu bé khó ngủ hoặc bỏ bú thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như máu lẫn trong phân hoặc sốt cao thì cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng khác.

Do đó, khi trẻ gặp phải một trong những tình trạng trên mà cha mẹ không thể tự xử lý được hãy đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời.

Cách trị đầy bụng khó tiêu cho trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ xuất hiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng che mẹ hãy giúp trẻ giảm khó chịu bằng những cách sau:

Cho bé bú đúng tư thế

Mẹ cần cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế trẻ nuốt quá nhiều hơi khi bú và cũng giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh. Lưu ý cần giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa chảy xuống đáy và cũng dễ dàng loại bỏ khí thừa. Nếu trẻ đang bú bình, mẹ hãy cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt quá nhiều khí khi bú.

Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng

Trẻ sơ sinh bị khó tiêu phải làm sao?

Để giúp bụng trẻ thoải mái hơn, mẹ nên massage bụng thường xuyên để giảm lượng hơi có trong dạ dày hiệu quả nhất. Mẹ nên massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng. Lưu ý không massage ngay sau khi bé vừa ăn no sẽ làm cho trẻ dễ bị nôn trớ.

Chườm nóng vùng bụng

Sử dụng gói chườm nóng an toàn cho trẻ sơ sinh cũng là cách để giảm đầy hơi, chướng bụng. Hoặc mẹ có thể sử dụng hai chiếc khăn sữa của trẻ rồi làm ấm, hãy kiểm tra độ nóng trước khi đặt lên bụng. Gấp một chiếc khắn thành gói rồi đặt lên bụng trẻ, dùng chiếc khăn còn lại quấn quanh bụng để cố định khăn kia, lưu ý không được quấn quá chặt.

Giúp bé ợ hơi sau khi bú

Trẻ sơ sinh bị khó tiêu phải làm sao?

Tiến hành vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú xong, mẹ không đặt bé nằm ngay mà cần bế vác lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi rồi dùng tay đỡ gáy và đầu bé rồi tiến hành vỗ ợ hơi. Dùng lực tay vừa phải, vỗ đều đặn và hạn chế vỗ mạnh sẽ khiến bé bị đau. Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, mẹ có thể thực hiện động tác nhiều lần.

Thay đổi cách cho con bú

Trẻ sơ sinh bị khó tiêu phải làm sao?

Trong bữa ăn chỉ cần thay đổi nhỏ cũng tạo ra khác biệt lớn. Mẹ hãy chắc chắn cho bé ngậm núm vú đúng cách, tránh bú phải khí thừa. Nếu trẻ đang bú bình, mẹ hãy chuyển sang bình có núm vú chảy chậm để bé không bị sặc. Mẹ cần đảm bảo tư thể nằm bú đúng cách để tốt cho hệ tiêu hóa và không cho không khí lọt vào.

Cho bé uống nước

Trẻ trên 6 tháng tuổi mới uống được nước nên mẹ cần kiểm tra xem lượng nước con uống mỗi ngày đã đủ chưa. Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm trẻ bị đầy hơi nên cần bổ sung đủ nước cho bé.

Nếu trẻ sơ sinh bị khó tiêu, chướng bụng trong thời gian dài khiến bé chán ăn, nôn trớ nhiều, quấy khóc, chậm tăng cân, chững cân… thì cha mẹ cần cho bé đến bác sĩ thăm khám ngay để xử lý đúng cách.

Với những kiến thức bổ ích bài viết vừa chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh bị khó tiêu phải làm sao, hy vọng sẽ giúp mẹ sớm khắc phục được vấn đề này để trẻ tiêu hóa ổn định hơn.

Bài viết được thẩm định bởi TS.BS. Dương Lan Dung – Phó Trưởng phòng Đào tạo,  Nguyên Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Welcome

Cài đặt
×