Trong hành trình mang thai, việc lựa chọn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng cho cả mẹ và bé là vô cùng quan trọng. Mặc dù ốc là nguồn cung cấp dưỡng chất phong phú, nhưng không phải tất cả các loại ốc đều an toàn cho bà bầu. Bài viết này DinoGPT sẽ giúp mẹ tìm hiểu các loại ốc bà bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ. Hãy ghi nhớ để đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, mẹ nhé!
Các loại ốc mẹ bầu không nên ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ốc là thực phẩm giàu Vitamin E, protein, Canxi, Magie, Selen, phốt pho,… Đây đều được xem là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì khi mang thai mẹ luôn cần đa dạng nguồn dinh dưỡng.
Có thể kể đến như ốc hương, ốc gạo, ốc móng tay, ốc mỡ, ốc ruốc…Những loại ốc này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, khi chế biến lại rất bắt vị… Các mẹ vừa dễ ăn lại còn rất tốt cho dinh dưỡng bà bầu và thúc đẩy sự phát triển của bé khi còn trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó ốc không gây tăng cân lại có tính hàn nên mẹ có thể thoải mái lựa chọn thực phẩm này nhé.
Tuy nhiên cũng có các loại ốc bà bầu không nên ăn vì nó có tác động xấu đến sức khỏe như:
Ốc mặt trăng
Đây là loại ốc có nhiều ở vùng biển miền Trung nước ta, đặc biệt là đảo Cồn Cỏ – Quảng Trị hay vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa…Loại ốc này có chứa những thành phần dễ gây ngộ độc, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn phải. Các chị em trong thời gian mang thai cũng không nên ăn hay thử loại ốc này.
Các mẹ bầu có thể nhận biết ốc mặt trăng qua đặc ở lớp mày đặc trưng không mỏng như các loại ốc khác, mà có lớp mày hình tròn như mặt nguyệt, lấp lánh vân trắng-vàng nhìn vào trông như con mắt ốc lấp lánh.
Ốc cối
Đây là một loại ốc có nọc độc để săn mồi. Do đó độc tính của nó rất cao, mẹ bầu tuyệt đối không ăn để tránh ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. Mẹ có thể ghi nhớ một vài đặc điểm của nó như: chóp của nó có hình xoắn, hoa vân của vỏ hình mạng lưới màu nâu…để tránh tiếp xúc, mẹ nhé!
Ốc bùn răng
Trong ốc này chứa độc tố tetrodotoxins có khả năng gây độc rất cao, chỉ cần ăn một lượng nhỏ khoảng 2-3 con là đã có thể nguy hiểm đến tính mạng. Loại ốc này xuất hiện nhiều ở ven biển…Vì thế, chúng ta và ngay cả các mẹ bầu không nên ăn các loại ốc lạ để tránh những trường hợp đáng tiếc.
Ốc bùn bóng
Tương tự ốc bùn răng, ốc bùn bóng cũng chứa độc tố tetrodotoxins. Thậm chí sau khi rửa sạch và chế biến, chất độc này cũng không mất đi.
Do đó, các mẹ bầu và ngay cả chúng ta-những người bình thường cũng nên cần tránh.
Ốc bươu vàng
Tuy loài ốc này có lượng dinh dưỡng tốt nhưng thường sống ở đáy bùn hồ, ao nên chứa nhiều bùn đất bẩn và dễ bị nhiễm ký sinh trùng nhất. Cơ thể mẹ bầu khá nhạy cảm nên cũng cần hạn chế loại ốc này cho an toàn trong giai đoạn thai kỳ rất cần sự cẩn thận.
Ốc hương Nhật Bản
Ốc hương Nhật Bản thường xuất hiện ở ngoài khơi Nhật Bản, Hàn Quốc; vỏ có các đường vân chấm nâu xoáy theo trôn. Hãy phân biệt kĩ với loại ốc hương thông thường chúng ta hay ăn dù cùng tên. Ốc này có độc tính cao, rất nguy hiểm không nên ăn hay tiếp xúc. Mẹ bầu nên ghi nhớ để tránh nhé!
Lưu ý khi ăn ốc cho mẹ bầu
Ốc là thực phẩm rất tốt mà các mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung trong giai đoạn thai kỳ để đa dạng nguồn dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, ngoài các loại ốc mẹ bầu không nên ăn, mẹ cũng cần đảm bảo một số lưu ý dưới đây khi ăn ốc:
- Để cẩn thận, bà bầu nên ăn ốc từ tháng thứ 4 trở đi. Bởi ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn cơ thể khá nhạy cảm và đặc biệt là ốm nghén. Mùi tanh của ốc đôi khi sẽ làm các mẹ bầu khó chịu hay buồn nôn, tình trạng đầy bụng cũng nặng hơn.
- Phụ nữ có thai chỉ ăn ốc với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều ốc khi thèm. Các mẹ chỉ nên ăn ốc 1-2 lần/tuần, ăn quá nhiều có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Hãy chọn ốc còn tươi khi mua: lựa chọn những con ốc còn sống hay phần mài của nó nằm sát phần ngoài vỏ. Ốc tươi giúp đảm bảo được lượng dinh dưỡng của nó cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sơ chế ốc thật sạch và kỹ lưỡng trước khi chế biến: Ốc là loài động vật có chứa nhiều sán và vi khuẩn. Do đó, các mẹ nên ngâm ốc trong nước vo gạo hoặc nước muối và chanh để cho ra sạch hết bùn, cát tuy nhiên cũng không nên ngâm chúng quá lâu làm chúng chết làm mất độ tươi. Sau đó hãy rửa lại thật sạch và luộc với nước sôi thật kỹ để diệt vi khuẩn.
Cách sơ cứu khi có dấu hiệu ngộ độc ốc trước khi đưa đến cơ sở y tế
Trong tình huống dùng hải sản hay các loại ốc lạ như kể trên mà xuất hiện những triệu chứng như khó thở, nôn ói, tê lưỡi, chóng mặt …chúng ta cần sơ cứu và tìm cách loại bỏ nguồn gây độc sớm trước khi đưa đến cơ sở y tế như giúp cho người trúng độc nôn ói ra hết..
Đặc biệt, cho bệnh nhân uống nước muối mặn hơn bình thường để thải độc ra ngoài theo đường tiêu hóa. Và tuyệt đối không áp dụng bất cứ cách cứu chữa dân gian nào vào lúc này!
Chắc hẳn bây giờ các chị em đang mang thai đã có câu trả lời cho thắc mắc có ăn được ốc không và các loại ốc bà bầu không nên ăn rồi phải không nào.
Tận dụng được nguồn dinh dưỡng dồi dào từ ốc mang lại rất có lợi cho sức khoẻ bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên các mẹ nên chú ý đến các loại ốc cần tránh và ăn vừa đủ để có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé!
Bài viết được thẩm định bởi PGS.TS. Phạm Ngọc Khái, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
- BẢO LÂM HOLDINGS VÀ NIG NUTRIONALS KÝ KẾT MỞ RỘNG HỢP TÁC PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM DINH DƯỠNG NEW ZEALAND
- 6 HIỂU SAI VỀ VẮC XIN CÚM CHO MẸ BẦU
- HISMART ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH “MÙA XUÂN CHO EM” THĂM VÀ TẶNG QUÀ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
- CREMILK GMBH – NHÀ SẢN XUẤT SỮA HÀNG ĐẦU TẠI ĐỨC SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢO LÂM HOLDINGS
- CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG NGUYỄN THỊ THU TRANG (TRANG HANA)