Trẻ em thừa cân béo phì là tình trạng ngày càng trở nên quan ngại không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Từ nguyên nhân, dấu hiệu đến tác hại và cách chuẩn đoán, bài viết sau của DinoGPT sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện giúp cha mẹ phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bé yêu.
Béo phì là gì?
Béo phì ở là hiện tượng mà cơ thể tích lũy nhiều mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tình trạng này đang ngày trở nên phổ biến ở trẻ em và có thể xảy ra ngay ở giai đoạn sơ sinh.
Bệnh thừa cân béo phì được phân loại được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao và trọng lượng cơ thể. Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Dựa vào bảng chuẩn tăng trưởng WHO, đối với trẻ dưới 60 tháng tuổi thì BMI ≥ 3SD được xếp vào dạng béo phì. Đối với trẻ trên 60 tháng tuổi BMI ≥ 2SD sẽ là béo phì.
Nguyên nhân béo phì ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không cân đối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây béo phì ở trẻ. Việc tiêu thụ quá mức các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào và thực phẩm chứa nhiều đường sẽ dẫn đến lượng calo thừa, làm tăng nguy cơ béo phì.
Besides, quan niệm của các cụ thời xưa “ăn càng nhiều càng tốt” cũng là nhân tố góp phần vào tình trạng này. Các dưỡng chất dư thừa chuyển hóa thành mỡ thừa và tập trung ở nhiều bộ trên cơ thể như bụng, tay, chân, mặt, neck,….
Ít vận động
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ em béo phì hiện nay, đặc biệt là tại các khu vực thành thị có ít không gian để các em vận động. Ngoài ra sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ hiện đại cũng làm con trẻ bị phụ thuộc và trở nên lười vận động.
Áp lực, stress, tổn thương tâm lý
Áp lực, căng thẳng và tổn thương tâm lý có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Gia đình có môi trường căng thẳng, cha mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn hoặc đặt áp lực học tập có thể dẫn đến thói quen ăn quá mức để giảm căng thẳng của bé.
Yếu tố khác: Di truyền, pathology,…
Yếu tố di truyền cũng một tác nhân trong vấn đề béo phì ở trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ có người thân trong gia đình như bố, mẹ,.. mắc béo phì thì sẽ có nguy cơ mắc lại tình trạng này cao hơn.
Các yếu tố khác bao gồm các thói quen xấu, bệnh lý nội tiết, tổn thương não, sử dụng thuốc có thể tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Việc hiểu rõ về những yếu tố này là chìa khóa để xây dựng pháp đồ hiệu quả trong việc kiểm soát và ngăn chặn béo phì ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết bệnh béo phì ở trẻ
Các dấu hiệu nhận biết trẻ em béo phì bao gồm:
- Chỉ số BMI vượt quá 20% so với mức tiêu chuẩn.
- Mỡ tích tụ nhiều ở phần bụng, cằm, ngực, cánh tay, và đùi.
- Trẻ béo phì thường gặp khó khăn trong việc vận động do áp lực từ lượng mỡ quá mức trên cơ bắp và khớp.
- Thói quen ăn uống không bình thường bao gồm cảm giác đói liên tục, thèm ăn và tiêu thụ lượng thức ăn lớn hơn so với trẻ khác cùng độ tuổi.
- Đặc biệt trẻ em béo phì thường ưa thích đồ ngọt, bánh kẹo và thức ăn nhanh, ăn với số lượng quá mức. Ngược lại chúng có thể từ chối hoặc ít tiêu thụ rau củ.
Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ
Béo phì ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn mang theo nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe và phát triển toàn diện. Hãy cùng tìm hiểu về những tác hại mà béo phì gây ra cho trẻ em:
- Bệnh về tim mạch: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây tăng mỡ máu, có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và đột quỵ.
- Đái tháo đường loại 2: Trẻ em béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường loại 2 do sự chuyển hóa glucose bị ảnh hưởng, gây tổn thương cho mắt, thần kinh và các chức năng của thận.
- Sỏi mật: Tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, đặc biệt là ở vùng bụng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Ung thư: Nguy cơ mắc các loại ung thư như vú, túi mật, cổ tử cung tăng đáng kể.
- Bệnh khớp và gout: Béo phì gây ra các vấn đề khớp như thoái hóa, viêm khớp, và có thể dẫn đến bệnh gout.
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia (NAFLD): Trẻ em béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan và có thể gây sưng gan.
- Hen suyễn: Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, gây khó khăn trong việc hô hấp.
- Bệnh về da: Trẻ béo phì có thể phải đối mặt với vấn đề da như mụn trứng cá, phát ban và các tình trạng da khác.
- Nguy cơ tai nạn và tàn phế: Cơ thể nặng nề và khó di chuyển khiến trẻ béo phì dễ gặp tai nạn và khó phục hồi sau khi phẫu thuật.
- Nguy cơ ngưng thở khi ngủ: Một số trẻ béo phì có thể phải đối mặt với tình trạng ngưng thở khi ngủ gây đe dọa tính mạng.
Cách chẩn đoán béo phì ở trẻ
Trẻ em béo phì thường được chẩn đoán dựa vào chỉ số BMI theo độ tuổi và theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ.
Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm cholesterol, đường huyết hoặc máu để đánh giá tình trạng cũng như mức độ béo phì của trẻ.
Besides, thông tin về tiền sử béo phì, thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động và tình trạng sức khỏe tâm lý của trẻ cũng được thu thập để có cái nhìn toàn diện về sức khỏe bé.
Cách điều trị bệnh béo phì ở trẻ em
Trẻ em béo phì phải làm sao?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để kiểm soát cân nặng hiệu quả và đảm bảo sự phát triển toàn diện. Cha mẹ nên cho bé ăn đủ đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây, sữa chua.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh để tránh các vấn đề sức khỏe khác.
Thường xuyên vận động lành mạnh
Trẻ em béo phì nên tăng cường hoạt động thể chất hằng ngày. Cha mẹ hãy hướng dẫn bé thực hiện các hoạt động như nhảy dây, chạy bộ hoặc bơi lội (ít nhất 60 phút mỗi ngày) giúp đốt cháy mỡ và duy trì sức khỏe. Bắt đầu từ mức độ nhẹ và tăng dần với sự giám sát của người thân.
Điều trị bằng thuốc
Trong một số trường hợp, thuốc uống có thể được sử dụng để điều trị béo phì ở trẻ, đặc biệt là khi chế độ dinh dưỡng và vận động không mang lại hiệu quả. However, việc này thường cần sự giám sát và chỉ đạo của bác sĩ.
Can thiệp từ đa chuyên ngành
Đối với các trường hợp trẻ em béo phì nặng, có thể yêu cầu sự can thiệp của nhiều chuyên gia bao gồm bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên viên tư vấn tâm lý và chuyên viên tư vấn thể chất.
Sự kết hợp giữa các biện pháp nhằm thay đổi hành vi và nhận thức, cùng với giải pháp về chế độ ăn uống và vận động sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
Chú ý, không áp dụng chế độ ăn kiêng quá mức hoặc uống thuốc để giảm cân, mà phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên cắt bỏ sữa của trẻ béo phì mà cần đổi loại sữa phù hợp vì sữa vẫn là thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Nên chọn các loại sữa năng lượng thấp, sữa không đường, tách béo, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì, khoảng 400ml – 500ml mỗi ngày theo nhu cầu khuyến nghị của tuổi.
Dự phòng bệnh béo phì ở trẻ em
Tỉnh trạng trẻ em béo phì hoàn toàn có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp dự phòng hiệu quả. Cha mẹ cần theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ mỗi tháng hay mỗi quý để kiểm soát việc tăng cân, tăng chiều cao sao cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của con.
Bố mẹ cần chủ động thực hiện những biện pháp sau:
- Trẻ nhũ nhi (Sơ sinh và dưới 6 months old): Nên bú mẹ hoàn toàn hoặc kết hợp thêm sữa công thức để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giảm nguy cơ béo phì và bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh lý khác.
- Trẻ 1-5 year old: Đảm bảo trẻ nhận đủ dưỡng chất từ thức ăn, tăng cường hoạt động ngoài trời. Tắm nắng đúng cách để bổ sung vitamin D, giảm nguy cơ còi xương.
- Trẻ 6-12 year old: Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, thay thế thức ăn không lành mạnh bằng thực phẩm giàu chất xơ và dưỡng chất. Tham gia các môn thể thao giúp tăng cường sức khỏe và phát triển chiều cao.
- Trẻ 13-18 year old: Ngăn ngừa tình trạng trẻ em béo phì bằng cách lựa chọn thực phẩm khoa học: Bảo đảm ăn uống cân đối và đủ chất từ tất cả các nhóm thực phẩm. Bên cạnh đó phụ huynh cùng nhà trường nên hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động vận động đều đặn hàng ngày. Không chơi game/xem tivi trong bữa ăn, tăng sự tập trung vào việc ăn; ngủ sớm giúp cơ thể phục hồi và đảm bảo sức khỏe toàn diện.
Đối mặt với tình trạng trẻ em béo phì đang gia tăng hiện nay, việc chẩn đoán sớm và can thiệp hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng. Ngay từ đầu cha mẹ nên thay đổi lối sống và dinh dưỡng tích cực cho bé.
Bài viết được thẩm định bởi TS.BS. Dương Lan Dung – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Nguyên Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.